Câu lệnh if else trong Java

Trong Java người ta dùng câu lệnh if else để biểu đạt điều kiện nếu xxx thì làm yyy
Cú pháp câu lệnh như sau: if( điều kiện true false ){
// thực hiện các câu lệnh nếu điều kiện đúng
}
else {
// thực hiện các câu lệnh nếu điều kiện sai
}
Ví dụ: Kết quả in ra sẽ là:
1 != 2

Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.
Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Các toán tử logic trong Java (logical operators)

Để biểu diễn các toán tử logic trong Java, các bạn tham khảo bảng sau:

And (và) Bit And Or (hoặc) Bit Or Bit Nor Not (Phủ định)
&& & || | ^ !
Với các toán tử And (&&), Or (||) và Not (!) đã quá quen thuộc với chúng ta.
  • Đúng và Sai = Sai
  • Đúng hoặc Sai = Đúng
  • Phủ định của Đúng = Sai
Thì chúng ta còn có các toán tử Bit and (&), Bit or (|), Bit Nor (^). Bảng sau đây sẽ mô tả chi tiết kết quả của các toán tử.
Quy ước 0 = sai và 1 = đúng.
0 & 0 = 0
0 & 1 = 0
1 & 1 = 1
1 & 0 = 0
0 | 0 = 0
0 | 1 = 1
1 | 0 = 1
1 | 1 = 1
0 ^ 0 = 1
0 ^ 1 = 0
1 ^ 0 = 0
1 ^ 1 = 0

Ví dụ khi chúng ta tính toán bit or giữa 2 số 4 và 5.
Trước hết chúng ta quy đổi 2 số sang hệ thập phân => ta được 100 và 101
Sau đó chúng ta dùng bảng trên để tính bit or cho từng số tương ứng:
1 | 1 = 1
0 | 0 = 0
0 | 1 = 1
Kết quả chúng ta được một số thập phân 101 => tương đương số 5 trong hệ thập phân.

Code ví dụ: Kết quả output:
Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Các toán tử quan hệ (relational operators) trong Java

Trong Java, để biểu đạt các toán tử quan hệ lớn hơn, bé hơn và bằng nhau, các bạn tham khảo bảng sau:

Bé hơn Bé hơn hoặc bằng Lớn hơn Lớn hơn hoặc bằng Bằng nhau Không bằng nhau
< <= > >= == !=

Code ví dụ: Kết quả output:
Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Các toán tử toán học (arithmetic operators) trong Java

Trong Java có các toán tử toán học sau: cộng, trừ, nhân, chia và chia lấy dư. Để biểu diễn các toán tử này trong Java code, các bạn tham khảo bảng sau:

Cộng Trừ Nhân Chia Chia lấy dư
+ - * / %

Code ví dụ: Kết quả output:
Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Biến và các kiểu dữ liệu trong Java (variable and data types)

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Biến trong Java (variables)

Chúng ta dùng biến để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong Java. Để sử dụng biến trong Java chúng ta cần phải khai báo trước đó.
Cú pháp để khai báo biến sẽ là:

(kiểu dữ liệu) (tên biến)

Ví dụ:
int numberOfStudents;
String name;
double x, y;
boolean isFinished;
char firstInitial, middleInitial, lastInitial;

Khi khai báo biến, người ta thường thêm comment phía sau để giải thích tên biến.

double principal; // Amount of money invested.
double interestRate; // Rate as a decimal, not percentage.

Cách đặt tên biến trong Java

Về việc đặt tên biến trong Java thì chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ký tự đầu tiên phải là chữ (az hoặc AZ) hoặc dấu gạch dưới (_) hoặc dấu dollar ($).
  • Ký tự thứ 2 trở đi có thể là chữ (az hoặc AZ) hoặc số (09)
  • Chúng ta không thể dùng các từ khóa trong Java để đặt tên biến (ví dụ như final, static)

Loại dữ liệu trong Java (data types)

Có những loại dữ liệu nào trong Java?

Trong Java có 2 loại kiểu dữ liệu đó là kiểu nguyên thủy (primitive data type) và kiểu không nguyên thủy hay còn gọi là kiểu tham chiếu (non-primitive type or reference data type).

Loại nguyên thủy (Primitive data type)

Kiểu dữ liệu nguyên thủy là loại dữ liệu được lưu trữ trong Stack Memorry và chương trình có thể hiểu được ngay mà không cần phải qua tính toán gì hết. Trong đó kiểu nguyên thủy có 8 loại sau:
  • byte: 1 byte -> lưu được giá trị số nguyên từ -128 tới 127
  • short: 2 byte -> lưu được giá trị số nguyên từ -32768 tới 32767
  • int: 4 byte -> lưu được giá trị số nguyên từ -2,147,483,648 tới 2,147,483,647 (-2^31 to 2^31– 1).
  • long: 8 byte -> lưu được giá trị số nguyên từ -2^63 tới 2^63 – 1.
  • char: 2 byte -> lưu được giá trị số nguyên từ 0 - 65535 (tương ứng với ký tự trong Unicode)
  • float: 4 byte -> lưu giá trị số thực sấp xỉ từ 1.4 x 10^-45 tới 3.4 x 10^38. Bởi vì Java hỗ trợ lưu số thực dưới dạng "floating-point" number format nên sẽ không có con số chính xác ở đây
  • double: 8 byte -> lưu giá trị số thực
  • boolean: 1 bit -> lưu giá trị true hoặc false. Trong Java chúng ta không thể cast biến kiểu boolean sang kiểu khác

Khi chúng ta chuyển đổi kiểu dữ liệu của 1 biến từ size lớn hơn xuống kiểu dữ liệu có size nhỏ hơn thì hiện tượng mất dữ liệu sẽ có khả năng xảy ra. Ví dụ chúng ta chuyển đổi từ int sang short chẳng hạn.

Loại tham chiếu (Reference data type)

Kiểu dữ liệu tham chiếu sẽ lưu trữ địa chỉ tham chiếu trong Stack Memorry và tham chiếu tới giá trị được lưu ở Heap Memorry. Trong Java chúng ta sẽ có 8 Wrapper Classses tương ứng với 8 primitive type dùng để lưu giá trị dưới dạng tham chiếu:
  • Byte
  • Short
  • Integer
  • Long
  • Character
  • Float
  • Double
  • Boolean


Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.
Bài viết liên quan:

Chương trình Java Hello World đầu tiên

Trước khi bắt đầu học Java thì mình sẽ hướng dẫn các bạn viết chương trình Hello World đầu tiên.
Đây là một chương trình đơn giản và nó chỉ in ra màn hình chữ Hello World ;)
Mục đích chính là để các bạn làm quen với công cụ lập trình Intellij IDEA và xem cách chương trình ra làm sao.

- Bước 1:

Mở Intellij IDEA và chọn Create New Project

- Bước 2:

Chọn project type là Java ở cửa sổ bên trái và version JDK8 tương ứng mà chúng ta đã cài đặt.

- Bước 3:

Chọn ô Create project from template

- Bước 4:

Nhập tên project, nơi lưu project và tên package gốc

- Bước 5:

Tạo mới project hoàn tất. Chúng ta có thể bắt đầu viết code của chương trình.

- Bước 6:

Thay phần thân chương trình bằng đoạn code sau

- Bước 7:

Chạy chương trình bằng cách nhấn tổ hợp phím Shift + F10 hoặc nhấn nút màu xanh bên trên phải màn hình.

Kết quả in ra màn hình sẽ như vầy:
Đây là video screen nếu như bạn nào còn chưa hiểu:

Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Cài đặt Java Development Kit (JDK) 8 và Intellij IDE

Đây là chuỗi bài viết trong series Học lập trình Java từ con số 0. Nếu bạn muốn theo dõi từ đầu thì có thể vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Bài viết này chủ yếu hướng dẫn những ai chưa biết cài đặt JDK và Intellij IDE. Mình prefer Intellij IDEA hơn là Eclipse vì mình cảm thấy nó hỗ trợ tốt hơn và mượt mà hơn.

Cài đặt JDK 8

JDK là gì? Nó là từ viết tắt của chữ Java Development Kit. JDK cung cấp môi trường cũng như là các nguồn tài nguyên để chạy code Java mà mình viết ra. JDK 8 là bản JDK hỗ trợ cho Java version 8. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Java version ở đây

  • Bước 1: Các bạn vào trang sau để download JDK8
    https://www.oracle.com/java/technologies/javase/javase-jdk8-downloads.html

    Tùy thuộc vào hệ điều hành bạn đang sử dụng là gì thì bạn chọn tương ứng bản JDK để download. Ở đây mình xài Windows 64bit nên mình chọn bản tương ứng là Windows x64.
  • Bước 2: Các bạn mở file vừa download về và tiến hành cài đặt như cài đặt 1 chương trình bình thường. Sau khi cài đặt thành công, trên máy của các bạn sẽ tồn tại một đường dẫn như sau: C:\Program Files\Java\jdk1.8.0_xxx (xxx ở đây sẽ là revision của bạn JDK mà bạn download về).

Cài đặt Intellij IDEA

Đây là IDE mà mình nghĩ là sáng giá nhất cho lập trình Java ở thời điểm hiện tại.

  • Bước 1: Các bạn vào trang sau để download Intellij IDEA
    https://www.jetbrains.com/idea/download
    Cũng tùy thuộc vào hệ điều hành mà các bạn chọn phiên bản tương ứng. Ở đây có 2 phiên bản trả phí (ultimate) và miễn phí (Community). Nếu các bạn không có tiền mua bản trả phí thì có thể xài bản miễn phí. Nó vẫn hỗ trợ đầy đủ các chức năng cơ bản để bạn học và code Java.
  • Bước 2: Các bạn mở file dowload về và tiền hành cài đặt bình thường.
Như vậy là mình đã hướng dẫn xong các bạn việc download và cài đặt JDK8 cũng như là Intellij IDEA.
Đây là video screen nếu như bạn nào còn chưa hiểu:

Mọi thắc mắc các bạn cứ để lại bình luận ở phía dưới nhé.
Bài viết liên quan: